Dòng Nội dung
1
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng xỉ thép và tro bay sử dụng trong bê tông xi măng làm mặt đường ô tô // Cầu đường Việt Nam tr.




Nghiên cứu tái chế các phụ phẩm của ngành công nghiệp làm vật liệu xây dựng là một xu thế đang được quan tâm, vì vừa hạn chế được sự ảnh hưởng xấu đến môi trường, vừa thay thế hoặc làm phong phú thêm nguồn vật liệu xây dựng truyền thống. Xỉ thép cũng là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò điện hồ quang và tro bay (FA) hiện naỵ đã được tận dụng như một trong những vật liệu để sản xuất bê tông, xi măng thân thiện môi trường. Trong bài báo nàỵ, nhóm tác giả nghiên cứu, đánh giá các tính chất cơ lý của bê tông xi măng khi cốt liệu lớn là đá dăm được thay thế bằng xỉ thép hàm lượng thay thế là 25%, 50%, 75% và 100% với hàm lượng FA cố định là 20% theo khối lượng chất kết dính. Kết quả cho thấy CSSFA khi tăng ham lượng xỉ thép có xu hướng làm tăng cường độ nén, cường độ kéo uốn và mô đun đàn hồi tăng, khả năng chống mài mòn giảm khi sử dụng 75% và 100% (CSSFA75 và CSSFA10Ọ). Các loại bê tông sử dụng cốt liệu xỉ thép thay thế 25-100% đá dăm CSSFA đáp ứng các yêu cấu trong xây dựng mặt đường ô tô.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
Nghiên cứu cường độ nén và mô đun đàn hối của bê tông cốt liệu tái chế sử dụng bê tông phá dỡ và xỉ hạt lò cao nghiền mịn // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Ngày nay, tại các thành phố lớn ở Việt Nam, việc phá dữ các công trình cũ cũng như xây dựng các công trình mới diễn ra thường xuyên và liên tục. Theo đó, một lượng lớn chất thải rắn xây dựng phát sinh hàng ngày từ các hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, việc sản xuất vật liệu thép tạo ra một lượng lớn xỉ hạt lò cao nghiền mịn (GGBFS) là một loại phế phẩm công nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng các chất thải rắn này để sản xuất bê tông cốt liệu tái chế (BTCLTC) là một giải pháp có tính khả thi, góp phần phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng và giảm tác động ô nhiễm môi trường. Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm cường độ nén và mô đun đàn hồi theo thời gian của BTCLTC sử dụng cốt liệu bê tông tái chế và GGBFS
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
3
4
Nghiên cứu sử dụng cấp phối xỉ thép gia cố xi măng-tro bay làm móng đường ô tô // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Nguồn vật liệu truyền thống sử dụng trong xây dựng ngày càng khan hiếm trong khi chất thải từ sản xuất công nghiệp ngày càng phát sinh nhiều. Trong bài báo này, tác giả sử dụng cấp phối xỉ thép thay thế cấp phối đá dăm trong cấp phối gia cố. Đồng thời, hàm lượng tro bay từ l0%-30% cũng được thêm vào với vai trò là phụ gia. Kết quả thí nghiệm xác định cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi ép chẻ và mô đun đàn hồi của cấp phối xỉ thép gia cố xi măng-tro bay cho thấy có thể dùng vật liệu này làm móng của đường ô tô. Cấp phối gia cố với hàm lượng tro bay 30% có thể dùng làm lớp móng trên cho đường tất cả các cấp
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
5
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI