Dòng Nội dung
1
2
Mô phỏng trạm xử lý nước thải bằng gPROMS // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Bài báo trình bày kết quả của việc sử dụng máy tính để mô phỏng trạm xử lý nước thải (XLNT) bằng ngôn ngữ gProms, một ngôn ngữ rất mạnh đang áp dụng khá phổ biến trên thế giới về lĩnh vực đào tạo và quản lý quy trình sản xuất công nghiệp. Cơ sở dữ liệu để mô phỏng dựa trên số liệu đo đạc của trạm XLNT Banchmark, được trình bày trên website (www.bBnchmarkWWTP.orn). Kết quả mô phỏng đã cho kết quả khá chính xác, đồng thời các tham số mũ hình thu được gần sát với bộ thông Số lý thuyết mặc định đề xuất áp dụng. Việc mô phỏng ở đây dựa trên mô hình ASMI (Activatad Sludge Model nol), điều này cho thấy mô hình mô phỏng là đáng tin cậy để thay thế cho việc đa đạc gây nhiều tốn kém nhằm kiểm soát tất quá trình vận hành trạm XLNT
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Nghiên cứu bài toán tối ưu đa mục tiêu giàn thép phi tuyến xét đến tần số dao động riêng // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Kết cấu dàn thép, nổi bật với độ bền và khả năng chịu lực cao, đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong các công trình dân dụng. Bài báo giới thiệu một phương pháp tối ưu hóa cho dàn thép dưới nhiều tổ hợp tải trạng khác nhau, đồng thời xem xét các điều kiện ràng buộc liên quan đến tần số dao động riêng. Hai hàm mục tiêu chính được nghiên cứu là tổng khối lượng và tần số dao động riêng của kết cấu. Các điều kiện ràng buộc bao gồm yêu cầu về cường độ, sử dụng và tần số dao động để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Để thực hiện tối ưu hóa, hai thuật toán NSGA-II và GDE3 đã được áp dụng cho bài toán được xây dựng. Nghiên cứu sử dụng dàn thép phẳng với 10 thanh làm ví dụ minh họa. Kết quả cho thấy cả hai thuật toán đều thể hiện hiệu quả cao trong việc giải quyết bài toán tối ưu, với khả năng cải thiện thiết kế kết cấu dàn thép phi tuyến,
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
4
5
Nghiên cứu tối ưu hoá tiết diện cột chống tạm trong thi công tầng hầm bảng phương pháp Topdown // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Bài báo này đề xuất mô hình giải quyết bài toán tối ưu tiết diện cột chống tạm trong thi công xây dựng công trình có tầng hầm sử dụng thuật toán tiến hoá vi phân (DE). Công nghệ thi công tầng hầm bằng phương pháp Topdown đang được các đơn vị ưu tiên sử dụng cho các công trình phức tạp. Để áp dụng được phương pháp Topdown vào thi công tầng hầm, cấu kiện quan trọng nhất cần có là cột chống tạm bằng kết cấu thép nhờ khả năng chịu lực tốt, đa dạng về hình dáng, kích thước, sự thuận tiện trong thi công. Ngành Xây dựng có tính chất cạnh tranh cao, các đơn vị thi công cần phải tối ưu được nguồn tài nguyên sử dụng trong công trinh để đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm là rất cần thiết và cần có một công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Thuật toán tiến hoá vi phân (DE) là một thuật toán rất hữu hiệu cho việc giải các bài toán tối ưu toàn cục và phù hợp dùng để xây dựng công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm. Mục tiêu của bài báo là đưa ra công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm, hướng đến hiệu quả về mặt kinh tế cho dự án. Kết quả bài báo đã xây dựng công cụ tối ưu cột chống tạm hiệu quả bằng thuật toán tiến hoá vi phân (DE) được xây dựng trên phần mềm Python dễ dàng cài đặt và sử dụng cho người dùng.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)