Dòng Nội dung
1
2
Đánh giá và so sánh mức độ ổn định động lực của kết cấu nhịp cầu dầm giản đơn bằng thép-bê tông liên hợp và bê tông dự ứng lực chiều dài 60m trên đường sắt tốc độ cao // Cầu đường Việt Nam tr.




Kết cấu nhịp dầm giản đơn được áp dụng phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn trong các dạng kết cấu công trình cầu trên đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) với chiều dài nhịp L=(20-40)m. Trong một số trường hợp do yêu cầu cá biệt, chiều dài nhịp của dạng kết cấu này có thể sử dụng tới 60m dẫn tới yêu cầu kiểm tra khả năng ổn định động lực theo các tiêu chí khai thác an toàn và tiện nghi cho hành khách khắt khe hơn. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá và so sánh khả năng đáp ứng yêu cầu ổn định động lực của kết cấu nhịp dầm giản đơn chiều dài 60m bằng hai loại vật liệu khác nhau: thép-bê tông liên hợp và bê tông dự ứng lực trong thiết kế cầu trên ĐSTĐC theo quy định của Tiêu chuẩn TCVN 13594- 2022, nội dung nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu thiết kế cầu trên ĐSTĐC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
3
Nghiên cứu tính toán tà vẹt bê tông dự ứng lực đáp ứng điều kiện kỹ thuật đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam Từ khóa: . // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Hiện nay, kết cấu tầng trên đường sắt tốc độ cao trên thế giới sử dụng hai loại kết cấu là đường có đá ballast và đường không có đá ballast. Đối với kết cấu tầng trên có đá ballast, tà vẹt bê tông dự ứng lực (TVBT DƯL) đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên thế giới. Việt Nam hiện nay cũng đã làm chủ được công nghệ sản xuất TVBT DƯL, tuy nhiên các sản phẩm tà vẹt chủ yếu phục vụ cho đường sắt chuyên dùng, đường sắt phổ thông và đường sắt đô thị. TVBT DƯL cho đường sắt tốc độ cao vẫn chưa được nghiên cứu. Bài báo đề xuất nghiên cứu tính toán một dạng kết cấu TVBT DƯL cho đường sắt tốc độ cao đáp ứng điều kiện kỹ thuật của Việt Nam như tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục. Tà vạt được đề xuất thiết kế với vật liệu bê tông cường độ can CGO, thép dự ứng lực 07 được sử dụng trong tính toán với mô hình dầm trên nền đàn hồi. Kết quả tính toán cho thấy tà vẹt hoàn toàn đảm bản yêu cầu về khả năng chịu lực.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
4
Phân tích các điều kiện áp dụng và phương pháp xác định hệ số động lực do tải trọng đoàn tàu trong thiết kế cầu trên đường sắt tốc độ cao theo tiêu chuẩn TCVN 13594-2022 // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Hệ số động lực còn gọi là hệ số khuếch đại động lực (DAP) là một thông số quan trọng để xét đến sự gia tăng hiệu ứng trong kết cấu do tác dụng động lực so với hiệu ứng tĩnh tương ứng dưới tác động của các phương tiện giao thông. Trong bài toán thiết kế cầu trên đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC), hệ số động lực được áp dụng trong trường hợp sử dụng mô hình tĩnh để phân tích kết cấu. Điều kiện áp dụng và phương pháp xác định hệ số động lực theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau được quy định khác nhau. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu các điều kiện áp dụng và phương pháp xác định hệ số động lực do tải trọng đoàn tàu trong thiết kế cầu trên ĐSTĐC theo quy định của Tiêu chuẩn TCVN 13594-2022, nội dung nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu thiết kế cầu trên ĐSTĐC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
5