Dòng Nội dung
1
2
Nghiên cứu lan truyền ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông cơ giới tới các khu vực dân cư xung quanh nút giao Láng- Láng Hạ // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng mới 185 nút giao thông. Việc xây dựng các nút giao thông sẽ giúp giảm xung đột giao thông, hạn chế phần nào tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, việc hình thành các luồng giao thông ở các độ cao khác nhau sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các phương tiện cơ giới. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động giao thông tại nút giao Láng Hạ - Láng. Kết quả cho thấy đây là khu vực có lưu lượng phương tiện lớn, hướng di chuyển của các phương tiện khá phức tạp với các nguồn ô nhiễm ở các độ cao khác nhau khiến tình trạng ô nhiễm lan rộng hơn. Khu vực dân cư gần nút giao này có lượng bụi, SO2, VOC vượt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả tính toán cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi vào giờ cao điểm sáng và chiều đều vượt OCVN 05:2023/BTNMT (0,3 mg/Nm3) với mức cao nhất vượt 100 lần. Với quy định về hàm lượng SO2 trong không khí là 0,35 mg/Nm3, tại các vị trí cách nguồn 90m, hàm lượng SO2 vẫn vượt quy định (giá trị thấp nhất là 1,08 mg/Nm3 vào buổi sáng và 0,54 mg/Nm3 vào buổi chiều). Tương tự, nồng độ VOC đo được ở khoảng cách xa nguồn 80m đạt giá trị từ 852,44 mg/ Nm3 và giá trị tối đa là 3072,34 mg/ Nm3. Đây là nồng độ có hại cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI