Dòng Nội dung
1
Giải pháp kỹ thuật tái sinh thảm thực vật để phục hồi môi trường, tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng cửa // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi phải được xử lý, phục hồi môi trường [I]. Trong quá trình thực hiện Luật, đến nay mới chỉ có một số tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM,... đã đưa vào kế hoạch chuyển đổi phương thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và tái sử dụng các bãi chôn lấp chất thải của tỉnh. Tuy nhiên, việc triển khai thực tế kế hoạch tại các tỉnh này đều chưa mang lại hiệu quả, chưa lựa chọn được giải pháp tái sử dụng kèm theo hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó, các kế hoạch quản lý chất thải rắn này còn chưa được lồng ghép về gắn với các chỉ tiêu về quy hoạch phát triển đô thị xanh [2,3]. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật liên quan đến sự ảnh hưởng và hướng khắc phục các vấn đề của nguồn nước tưới, loại cây trồng, thoát nước bề mặt phủ và kiểm soát khí sinh học nhằm hỗ trợ việc triển khai công tác phục hồi môi trường một cách hiệu quả cho các bãi chôn lấp CTRSH đã đóng cửa thông qua việc tái sinh thảm thực vật để tăng tỷ lệ diện tích cây xanh trong đô thị, hướng đến phát triển đô thị xanh trong tương lai tại Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
2
Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong quân đội ở Việt Nam . // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Hiện nay, tại Việt Nam chưa cá các quy định cụ thể về phương thức quản lý cũng như việc nghiên cứu về thành phần và tính chất của các loại tro phát sinh từ quá trình đốt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tái sử dụng để sản xuất gạch không nung. Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, ở Việt Nam, với 25 tỷ viên gạch xây tiêu thụ mỗi năm, chỉ có 10% là gạch không nung. Còn lại, 90% số gạch được sử dụng vẫn là gạch đất nung truyền thống. Hệ quả tất yếu là tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài [13]. Tại Thông tư số 13/20I7/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng đã quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng, đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây dựng tối thiểu 50%. Thực hiện quy định trên, Bộ quốc phòng cũng đang áp dụng, triển khai các công trình xây dựng trong toàn quân sử dụng gạch không nung. Bài báo trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu về tình hình phát sinh tro từ đốt CTRSH tại Việt Nam, trên cơ sở các phân tích đặc điểm, thành phần tính chất của tro và công nghệ sản xuất gạch không nung hiện nay để đánh giá tiềm năng phù hợp của việc tái sử dụng tro từ quá trình đốt CTRSH làm gạch không nung. Kết quả dự báo đã xác định ước tính trung bình với 01 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng, quân đội cần tiêu thụ khoảng 31.200 viên gạch không nung, tương đương trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,4 triệu viên gạch
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:4)
3
4
5