Dòng Nội dung
1
Chiến lược quy hoạch sử dụng đất hướng tới trung hòa carbon, trường hợp Bắc Phước Thắng, phường 2, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Mục tiêu chung tới năm 2050 của các quốc gia trên thế giới để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) là giữ tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 20C, giảm lượng khí thải, trung hòa carbon (THCB), hỗ trợ tài chính và công nghệ. Trung số đó, THCB là một mục tiêu quan trọng góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của các mục tiêu còn lại. Nỗ lực của Việt Nam thể hiện qua việc đưa ra chiến lược cho các mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030 và đã được triển khai thành các nhiệm vụ chuyển giao đến các lĩnh vực liên quan. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm đóng góp một phần vào nhiệm vụ "Xây dựng mô hình đô thị THCB. Thí điểm áp dụng tại một số đô thị". Nghiên cứu bao gồm sáu (6) phần: (I) Mục tiỄu và chiến lược cùa ngành Xây dựng đô thị trong bối cảnh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hướng tới phát triển bền vững, THCB trong giai đoạn 2022-2030; (2) Tiềm năng của việc ứng dụng quy hoạch xây dựng đô thị hướng tới THCB ở Việt Nam ở các địa điểm có mức độ đô thị hóa chưa cao và nhạy cảm với BĐKH; (3) Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; (4) Tổng quan về Bắc Phước Thắng, phường 2, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; (5) đề xuất chiến lược (trong công tác) quy hoạch sử dụng đất hướng tới THCB tại Bắc Phước Đề xuất chiến lược (trong công tác) quy hoạch sử dụng đất hướng tới THCB tại Bắc Phước Thắng; (G) Kết luận.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
Chu kỳ thích ứng với hạn và lũ của quá trình phát triển không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Cách mạng công nghiệp lẩn thứ hai đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại các khu vực đô thị trên toàn thế giới, gia tăng quá trình biến đổi khí hậu. Nhiều khái niệm nghiên cứu về khả năng thích ứng của không gian đô thị với biến đổi khí hậu đã xuất hiện. Một trong số đó là các quan điểm chu kỳ thích ứng, nó lý giải quá trình biến đổi không gian của một đô thị trong quan hộ tương tác với các hiện tượng tự nhiên theo các chu kỳ. Nghiên cứu này khảo sát lịch sử hình thành và phát triển không gian của hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận trong quan hệ tương tác với hạn và lũ, từ đó lý giải theo quan điểm chu kỳ thích ứng để xác định định tính khả năng thích ứng của không gian đô thị tại thời điểm nghiên cứu và để xác định rủi ro trong tương lai, làm cơ sở nghiên cứu quy hoạch. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ Viễn thám (RS), là các hệ thống cơ sở dữ liệu mạnh về không gian địa lý. Các phát hiện chỉ ra rằng, không gian hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận đã phát triển qua ba chu kỳ thích ứng với hạn và lũ, và hiện đang trong giai đoạn thứ hai của chu kỳ thứ ba.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Đề xuất mô hình làng thông minh ứng dụng cho thôn Tân Thành, tỉnh Đắk Lắk // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Sự phát triển nông thôn ở Việt Nam không thoát khỏi bài học về suy thoái nông thôn thế giới. Để đáp ứng sự phát triển bền vững, nông thôn Việt Nam nói chung cần một giải pháp thông minh ứng dụng khoa học và công nghệ để tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên địa phương, tăng cường giáo dục, y tế, an ninh lương thực, doanh nghiệp sản xuất, nước sạch, vệ sinh hợp lý và bền vững môi trường. Nghiên cứu nhằm đề xuất mô hình làng thông minh cho làng Tân Thành, một làng nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk. Mô hình hệ sinh thái làng thông minh Tân Thành, khi được nghiên cứu ứng dụng sẽ góp phần định hướng cho các công tác quy hoạch phát triển làng, định hướng đầu tư có hiệu quả trong việc phát triển các giải pháp trong khuôn khổ STERM. Đồng thời việc tái sử dụng kiến trúc nhà máy chế biến cũ trở thành ngôi chợ nông sản sẽ tạo cơ hội làm sống lại một công trình kiến trúc thuộc di tích lịch sử cấp Quốc gia tại đây
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI