Dòng Nội dung
1
Nghiên cứu ảnh hưởng của góc đầu điện cực tới tính chất của hồ quang khi hàn liên kết giáp mối sus 304-ti bằng công nghệ GTAW // Tạp chí cơ khí Việt Nam : Cơ quan của tổng hội cơ khí Việt Nam tr.




Hàn hồ quang vonfram khí (Gas Tungsten Arc Welding - GTAW) là một quả trình rất linh hoạt, quá trình này có thể được sử dụng để hàn kim loại và nhiều loại kim loại khác nhau. Đây là một quá trình hàn ở mọi vị trí. Trong bài báo này, các mối hàn giáp mối sus 304 và titan (Ti) bằng công nghệ hàn GTAW được đề cập. Phương pháp mô phỏng được thực hiện nhằm mục đích xác định sự ảnh hưởng của góc côn đầu điện cực vofram không tiêu hao tới các tính chất của hồ quang hàn là nhiệt độ cực đại, T (°C); vận tốc dọc trục cực đại, u (m/s); chênh lệch điện thế, Av (V); và chênh lệch áp suất cực dương, APa (Pa). Kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng: (1) Nhiệt độ hồ quang cao nhất xảy ra đối với các góc đầu điện cực trong khoảng từ 30° đến 600 và đạt giá trị cực đại ở góc 60°; (2) Vận tốc dọc trục lớn nhất khi góc đầu điện cực trong khoảng 200 đến 60°. Khi chiều dài hồ quang tăng, vận tốc dọc trục giảm; (3) Chênh lệch điện thế tăng nhanh khi góc đầu điện cực tăng trong khoảng từ 9° đến 600 và đạt cực đại ở góc 60°. Chênh lệch điện thế lớn nhất xảy ra khi chiều dài hồ quang là 10 mm; (4) Chênh lệch áp suất cực dương tăng nhanh khi góc đầu điện cực trong khoảng 9° đến 20° và đạt giá trị cực đại trong khoảng 200 đến 30°. Khi tăng chiều dài hồ quang, chênh lệch áp suất cực dương giảm.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
Tối ưu hóa cơ cấu ăn dao chính xác 2 bậc tự do sử dụng thuật toán nsga-II và ann // Tạp chí cơ khí Việt Nam : Cơ quan của tổng hội cơ khí Việt Nam tr.




Bài báo giới thiệu thiết kế tối ưu cơ cấu đàn hồi 2 bậc tự do mới ứng dụng cho gia công chính xác. Trong cơ cấu đàn hồi, kết hợp khớp đàn hồi dạng bán nguyệt và các thanh đàn hồi kết hợp với các thanh cứng để tạo ra chuyển vị mong muốn. Thiết kế này được tối ưu hóa đa mục tiêu bằng kết hợp giữa RSM (Response surface methodology), ANN (Artificial Neural Network), NSGA-II (non-dominated sorting genetic algorithm-II), TOPSIS (Technique for Order Preference bv Similarity to Ideal Solution). Mô hình toán xấp xỉ của thiết kế được xây dựng bằng RSM-ANN và sau đó được tối ưu hóa bằng thuật toán NSGA-II, kết quả tối ưu được chọn dựa trên phân tích TOPSIS. Kết quả tối ưu hóa và mô phỏng bằng ANSYS cho thấy cơ cấu tạo được chuyển vị đầu ra 80,29 pm, tần số tự nhiên đầu tiên là 617,06 Píz. Ứng suất lớn nhất của cơ cấu 62,968 MPa. Phương pháp đề xuất có thể được áp dụng cho các thiết kế phức tạp với các loại khớp đàn hồi khác nhau, nhiều biến thiết kế và nhiều hàm mục tiêu. Trong tương lai thiết kế tối ưu được chọn, được chế tạo bằng phương pháp cắt dây và ứng dụng gia công chính xác trên máy tiện truyền thống cũng như máy tiện CNC
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI