Dòng Nội dung
1
2
Nghiên cứu ảnh hưởng của bê tông và hàm lượng cốt thép đến khả năng kháng nứt của sàn panel ba lớp // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Sàn panel bê tông cốt thép ba lớp với lớp giữa từ vật liệu dẫn nhiệt thấp và lớp ngoài làm từ vật liệu bê tông chịu lực đang dần trở thành kết cấu triển vọng sử dụng làm kết cấu bao che trong công trình xây dựng. Sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép ba lớp sử dụng các loại bê tông khác loại dưới tác dụng của tải trọng bị ảnh nhiều từ các lớp vật liệu khác loại và cốt thép sử dụng. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa hai lớp bà tông khác loại của lớp trong, lớp ngoài và hàm lượng cốt thép sử dụng đến khả năng kháng nứt của kết cấu sàn panel bê tông cốt thép ba lớp dưới tác dụng của tải trọng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bằng việc quy đổi tiết diện ngang của kết cấu nhiều lớp vật liệu về một loại vật liệu đồng nhất trên cơ sở tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa các lớp vật liệu, và sử dụng phương pháp và công thức được trình bày trong tiêu chuẩn Việt Nam 5574-2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tỷ lệ mô đun đàn hồi của bê tông lớp trong, lớp ngoài và hàm lượng cốt thép sử dụng trong sàn panel ba lớp ảnh hướng lớn đến khả năng kháng nứt và độ võng của kết cấu này dưới tác dụng của tải trọng. Khi tỷ lệ mô đun đàn hồi bê tông giữa lớp trong và lớp ngoài của kết cấu sàn càng tăng thì khả năng kháng nứt của sàn càng tăng, độ võng của sàn nhiều lớp càng giảm. Trong sàn panel ba lớp được khảo sát, sự thay đổi tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa bê tông nhẹ ở lớp trong và bê tông chịu lực ở lớp ngoài làm thay đổi khả năng kháng nứt của sàn nhiều hơn ảnh hường của sự thay đổi hàm lượng cốt thép trong sàn. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà thiết kế kết cấu sàn panel ba lớp lựa chọn được các tham số hợp lý và phù hợp với yêu cầu kháng nứt cho sàn.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Nghiên cứu thực nghiệm mô hình quan hệ ứng suất - biến dạng của vật liệu bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải xây dựng // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Công nghệ mới hiện nay cho phép chế tạo các hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải phá dỡ công trình góp phần giảm sử dụng các nguyên liệu tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Trong bài báo, tác giả giới thiệu về nghiên cứu thực nghiệm quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất mô hình tính toán biểu đồ quan hệ giữa ứng suất - biến dạng áp dụng trong tính toán mô hình dầm bê tông. Mô hình quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ tái chế vùng nén đề xuất có dạng đường thẳng với biến dạng cực hạn Ԑcu2 ≈ 0.0031. Thông qua kết quả thực nghiệm và mô phỏng số dầm bê tông nhẹ đơn giản chịu uốn thuần tuý cho thấy mối quan hệ tải trọng - độ võng có sự thống nhất về ứng xử chịu uốn của dầm bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ tái chế cốt thép khi đều trải qua các giai đoạn như đàn hồi chưa nứt, sau khi nứt và giai đoạn tiến dần trạng thái phá hoại. Đường cong quan hệ tải trọng - độ võng trong các mẫu dầm theo thực nghiệm và theo mô phỏng số tương đối gần nhau và đồng dạng. Độ võng của dầm được phân tích trong mô phỏng số so với thực nghiệm có độ chênh lệch trung bình là 4%. Điều này chứng tỏ rằng mô hình quan hệ ứng suất - biến dạng đã đề xuất cho vật liệu bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ tái chế là phù hợp.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
4
5