Dòng Nội dung
1
2
Nhận diện giá trị kiến trúc nhà ở truyền thông dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Bản sắc văn hóa dân tộc Mường là sự kế thừa trực tiếp của nền văn hóa Việt cổ đã tồn tại hàng ngàn năm, là sức mạnh nội tại, tinh hoa của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua đặc điểm tổ chức không gian xóm, làng và nhà ở truyền thống, ta thấy được phong tục, tập quán sản xuất, tín ngưỡng, thiết chế văn hóa xã hội của người Mường, là hình ảnh cho sự trường tồn của dân tộc. Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực bảo tồn xóm Mường truyền thống, nhà ở truyền thống. Tuy nhiên, theo thực tiễn cho thấy nếp nhà sàn xưa đang dần mai một, biến mất, bị thay thế bởi nhà trệt, lộn xộn, thiếu mỹ quan, những nét mộc mạc, giản dị. đặc trưng không còn. Sự biến đổi này mang tính quy luật của cuộc sống, tính phát triển của xã hội nhưng đã làm mất đi giá trị bản sắc dân tộc Mường. Vì vậy, nghiên cứu về nhận diện giá trị nhà ở truyền thống dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình là cần thiết nhằm phát huy giá trị kiến trúc nhà ở dân tộc Mường, giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh phát triển hiện đại hóa nông thôn.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
3
Phát triển nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc trên cơ sở giữ gìn giá trị kiến trúc truyền thống // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Quá trình xây dựng phát triển nhà ở hiện nay tại các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng miền núi phía Bắc (VMNPB) đang diễn ra hết sức nhanh chóng, ngoài việc mang lại giá trị tích cực phục vụ cho nhu cầu ăn, ở. sinh hoạt, phục vụ đời sống của người dân cũng như nhu cầu tách hộ khi con cái lập gia đình riêng thì cũng đang nảy sinh một số tồn tại như: Hình thức kiến trúc và không gian ngoài nhà ở dần xa rời văn hóa truyền thống, lối sống, phong tục tập quán của người dân; các giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc dần bị lãng quên bởi sự giao thoa văn hóa kiến trúc ngoại lai; dù cần nhanh chóng thay thế nhà tạm, nhà dột nát giúp người dân có chỗ sinh hoạt tiện nghi hơn nên các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn còn đang coi nhẹ vấn đề khai thác, phát huy giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống của các DTTS. Bài báo tập trung vào mục tiêu đề xuất các giải pháp cải tạo và xây dựng nhà ở nhằm vừa đáp ứng điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập, sản xuất kinh tế hộ gia đình vừa giúp đảm bảo giữ gìn giá trị kiến trúc truyền thống mỗi dân tộc. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Khảo sát thực địa; tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp; phân tích và đánh giá cơ sở thực tiễn để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp. Bài nghiên cứu cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp gồm: Xây dựng, phát triển nhà ở và phát triển nhà ở gắn với hoạt động sinh kế.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
4