Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản / GS.TS Phan Quang Minh (chủ biên) ... [et al.]
Hà Nội : Khoa học và Kỹ thuật, 2021 251 tr. : minh họa ; 24 cm.
Cung cấp cho bạn đọc những vấn đề cơ bản về nguyên lý làm việc của bê tông cốt thép, những nguyên tắc chung về cấu tạo và tính toán cấu kiện bê tông cốt thép, đồng thời đi sâu vào việc thiết kế các cấu kiện bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018
Đầu mục:500
(Lượt lưu thông:1283)
Tài liệu số:1
(Lượt truy cập:462)
|
2
|
Khảo sát ảnh hưởng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ đến khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép khi cháy
// Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.
Khi thiết kế công trình tại Việt Nam hiện nay, kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) thường được kiểm tra giới hạn chịu lửa theo các bảng tra trang QCVN06:2022 (sửa đổi 1:2023). Với dầm BTCT, giới hạn chịu lửa phụ thuộc vào chiều dày lớp bê tông bảo vệ, chiều rộng tiết diện, và được quy định tại Bảng F.2 QCVN 08:2022. Bảng này cũng nêu rõ các giá trị chỉ dùng cho kết cấu tĩnh định, kết cấu siêu tĩnh được tính toán theo tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam chưa có phương pháp tính toán giới hạn chịu lửa cho kết cấu BTCT. Bài báo trình bày các nguyên tắc thiết kế và các phương pháp tính toán đơn giản cho dầm BTCT chịu uốn theo tiêu chuẩn EN 1992-1-2 khi cháy. Quy trình tính toán theo phương pháp tra bảng, đường đẳng nhiệt 500 oC và phân lớp được làm rõ. Từ đó, ảnh hưởng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ đến khả năng chịu uốn của dầm khi cháy được khảo sát. Kết quả cho thấy các bảng tra theo QCVN 06:2022 và EN 1002-1-2 quá thiên về an toàn. Đối với kết cấu dầm BTCT siêu tĩnh, ngay cả với kết câu dầm tĩnh định, nếu sử dụng các phương pháp tính toán đơn giản của EN 1002-1-2, hoàn toàn có thể giảm bớt chiều dày lớp bê tông bảo vệ được quy định trong Bảng F.2 QCVN 06:2022 và EN 1002-1-2, dẫn tới tiết kiệm chi phí và dễ dàng hơn cho thi công.
Đầu mục:0
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:1
(Lượt truy cập:0)
|
3
|
|
4
|
|
5
|
Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của cừ bê tông cốt GFRP
// Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.
Mục đích của bài báo là nghiên cứu sự làm việc của cấu kiện cọc ván cừ bê tông cốt sợi thủy tinh (GFRP-Glass Fibar Reinforced PolymEr). Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện với thí nghiệm uốn mẫu ván cừ chịu uốn tỷ lệ 1:1, mẫu MI với nhịp 3m. Kết quả thực nghiệm về ứng xử chịu uốn, quan hệ giữa mô men, độ cong và độ cứng của loại ván cừ này cho thấy phù hợp để ứng dụng thực tế, đặc biệt ở những vùng có tính chất ăn mòn cao như ven sông và ven biển. Với tính năng vượt trội về khả năng chống ăn mòn của cốt GFRP trong môi trường xâm thực mặn, chiều dày lớp bê tông bảo vệ không cần quá lớn như loại cừ bê tông cốt thép truyền thống, dẫn tới chiều dày cấu kiện giảm xuống, giảm trọng lượng tổng thể của cừ, thuận tiện cho việc thi công thực tế.
Đầu mục:0
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:1
(Lượt truy cập:0)
|
|
|
|
|